Phần 2 mình hướng dẫn bạn cách đăng nhập vào VPS. Mình cùng tìm hiểu nhé!
Chào mừng bạn đã chính thức bước vào thế giới VPS đầy thú vị nhưng cũng không kém phần khó khăn khi mới khởi đầu. Nếu bạn đang lo lắng về việc tìm đâu ra một VPS để thực hành thì rất đơn giản, bạn có một số lựa chọn sau để có 1 VPS giá rẻ nhất để thực hành:https://www.youtube.com/watch?v=7_aQki7GofA
- Đăng ký và nạp $10 vào DigitalOcean, từ đó bạn có thể tự tạo ra VPS và sử dụng. Khi không sử dụng bạn có thể xóa đi và nó không trừ tiền nữa.
- Đăng ký và nạp $5 vào Linode, bạn dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
- Nếu bạn không thể mua VPS nước ngoài, hãy đăng ký tại vHost để có một VPS chất lượng dùng server Việt Nam.
$10 hay $25 cũng chỉ là một số tiền không phải quá lớn để bạn có được các kiến thức tốt nhất về VPS phải không nào? Mặc dù bạn có thể sử dụng các phần mềm tạo máy ảo như VMWare, VirtualBox nhưng ở các bài đầu tiên mình sẽ không đề cập tới nó để tránh quá “quá tải” kiến thức.
MỤC LỤC
Chuẩn bị VPS để thực hành
Trong serie này, mình sẽ cần bạn có một VPS như sau để thực hành:
- CentOS 6.5 (64 hoặc 32 bits)
- Thông tin đăng nhập quyền root với username là root
Làm quen với một Control Panel quản lý VPS
Khi bạn mua bất kỳ VPS tại đâu, họ cũng đều cho phép bạn quản lý VPS bạn vừa mua tại một control panel riêng. Control panel này không có các công cụ hỗ trợ để bạn thêm website vào để cài WordPress, nhưng nó sẽ có nhiều tính năng rất quan trọng mà bạn cần phải biết để sử dụng vào đúng mục đích.
Mặc dù mỗi nhà cung cấp đều có một control panel khác nhau nhưng nhìn chung nó đều na ná nhau về mặt chức năng và cách sử dụng, và trong đó cũng có một vài tính năng mà bạn cần thận trọng khi sử dụng vì có thể nó sẽ xóa toàn bộ dữ liệu đang có của bạn.
1. Boot, Reboot
Một số nhà cung cấp thì sử dụng chữ Boot, một số thì sử dụng chữ Power Off, Power Cycle nhưng nó đều có chung một chức năng là hỗ trợ bật tắt server của bạn.
- Boot (Power On): Chức năng này sẽ được sử dụng nếu VPS của bạn đang trong tình trạng offline để khởi động nó lên.
- Power Off (Shut Down): Được dùng để tắt nguồn VPS, và có thể sử dụng tính năng Boot để mở nó lên lại.
- Reboot (Restart, Power Cycle): Khởi động lại VPS.
2. Tính năng đổi mật khẩu root
Đa phần tất cả VPS control panel hiện nay đều hỗ trợ người dùng tự khôi phục lại mật khẩu của root (user cấp cao nhất để quản lý VPS) phòng trường hợp không thể truy cập vào SSH để đổi thủ công.
3. Reinstall – Cài lại hệ điều hành
Đây là một tính năng mà có thể trong serie tìm hiểu này bạn sẽ dùng nhiều để hỗ trợ thực hành đi thực hành lại cho thuần thục, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng vì sau khi cài lại, các dữ liệu trên VPS của bạn sẽ “cuốn theo chiều gió” không lời từ biệt.
Quy trình cài lại hệ điều hành này hoàn toàn tự động trên VPS, chỉ cần sử dụng và chọn hệ điều hành cần cài lại. Sau khi cài lại, mật khẩu của root cũng sẽ được khởi tạo lại và gửi cho bạn qua email. Nếu họ không gửi mật khẩu root mới qua email thì hãy sử dụng tính năng khôi phục mật khẩu root trong control panel.
4. Đổi Hostname
Change Hostname (đổi Hostname) sẽ có mặt trên hầu hết control panel hiện nay để bạn có thể đổi mà không cần đăng nhập vào VPS. Hostname là một địa chỉ xác định cho VPS của bạn, tuy nhiên việc sử dụng hostname có lẽ không cần thiết cho lắm mà bạn có thể đặt tên là gì cũng được.
Thường thì hostname sẽ có dạng là xxx.example.com (ví dụ: vps.wp.faq.edu.vn). Nếu bạn muốn sử dụng địa chỉ hostname thay cho IP của bạn thì bạn phải tạo một record A với địa chỉ là subdomain của hostname và giá trị là IP của VPS.
Đăng nhập vào VPS qua giao thức SSH
SSH là chữ viết tắt của Secure Shell, nghĩa là một giao thức kết nối vào một máy chủ nào đó bảo mật hơn sử dụng cổng mặc định là 22, nhưng ở các bài cuối mình sẽ chỉ bạn cách đổi port cho an toàn. SSH là một giao thức chính mà nó sẽ theo bạn trong suốt quá trình sử dụng VPS Linux, từ việc thiết lập trên VPS cho đến xem các hoạt động trên VPS bạn đều phải sử dụng SSH (nếu không muốn sử dụng một phần mềm hỗ trợ UI để điều khiển).
Trong giao thức SSH, bạn sẽ làm việc với máy chủ trên môi trường UNIX để điều khiển nó bằng các dòng lệnh (hay còn gọi là Linux Command – Linux CLI).
Để đăng nhập vào SSH của VPS bạn có 2 cách.
1. Đăng nhập vào SSH trên Windows
Do Windows là một hệ điều hành không sử dụng nhân Linux nên để vào được SSH bạn cần có một phần mềm gọi làSSH Client. Một SSH Client phổ biến nhất hiện nay rất dễ sử dụng với tên gọi là PuTTY, bạn có thể tải về và chạy ngay mà không cần cài đặt.
Sau khi mở phần mền PuTTY lên bạn sẽ thấy cửa sổ làm việc như bên dưới.
Ngay tại mục khoanh đỏ là bạn sẽ điền IP của VPS (hoặc hostname nếu đã trỏ IP về), phần port bạn để nguyên nếu bạn chưa đổi port SSH (mặc định SSH dùng port số 22), sau đó ấn nút Open để đăng nhập.
Ngay sau khi ấn nút Open, một cửa sổ màu đen hiện lên và nếu lần đầu tiên đăng nhập sẽ có một bảng thông báo hiện ra như thế này:
Thông báo này có nghĩa là máy tính của bạn phát hiện ra một kết nối dẫn tới một server nào đó chưa có trong danh sách các host được cho phép tại registry, do đó hãy ấn Yes để về sau nó không hỏi nữa.
Sau khi ấn Yes, nó sẽ bắt đầu hỏi username mà bạn cần đăng nhập. Ở đây bạn gõ là root để đăng nhập với tài khoản có quyền cao nhất. Gõ xong hãy ấn Enter.
Kế tiếp nó sẽ hỏi mật khẩu của VPS, bạn hãy gõ mật khẩu tương ứng với username mà bạn cần đăng nhập, ở đây là mật khẩu của user root (hay còn gọi là root password).
Ở SSH, khi bạn gõ mật khẩu nó sẽ không hề hiển thị nên bạn cứ gõ chính xác rồi Enter mà thôi.
Tips: Nếu bạn cần copy mật khẩu, hãy copy và paste vào command line bằng tổ hợp phím Shift + Insert.
Nếu bạn sử dụng VPS tại DigitalOcean thì lần đầu tiên đăng nhập vào VPS nó sẽ yêu cầu bạn đổi mật khẩu root. Hãy gõ mật khẩu root hiện tại vào rồi Enter, sau đó gõ mật khẩu mới rồi Enter và gõ lại lần nữa và Enter.
Tips: Trong Linux Command Line, mỗi đoạn lệnh sẽ được thực thi khi bạn ấn phím Enter.
Tips: Gõ clear và ấn Enter để xóa các đoạn lệnh đã gõ để cửa sổ gọn hơn.
Sau khi đăng nhập vào SSH thành công thì bạn sẽ thấy như sau:
Trong đó, chữ root bên lề bên tay trái là tên user mà bạn đang đăng nhập vào, còn chữ vpscanban sau ký tự @ là tên hostname, dấu ngã (~) nghĩa là bạn đang ở thư mục hiện tại của user mà bạn đang đăng nhập (mỗi user đều có một thư mục riêng), và dấu # nghĩa là ký tự phân biệt của từng dòng lệnh.
Nào, hãy thử gõ một lệnh Linux đầu tiên với từ khóa là ls -al
xem nào, nếu nó thực thi thì sẽ hiển thị danh sách các file kèm CHMOD như hình dưới. Nghĩa là bạn đang ở trong VPS của bạn rồi đấy.
Khoan hãy thắc mắc lệnh kia nghĩa là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu từ từ ở các phần sau nhé.
2. Đăng nhập vào SSH trên Linux (Ubuntu/Mac)
Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux dành cho máy tính của bạn như Ubuntu hay Mac thì sẽ không cần bất cứ phần mềm nào cả mà chúng ta sẽ sử dụng ứng dụng Terminal có sẵn trong hệ điều hành.
Hãy bật Terminal lên và gõ ssh -l root IP-của-VPS
, trong đó:
- root là username của tài khoản bạn cần đăng nhập. Ở đây là root.
- -l là tùy chọn nhập tên user cần đăng nhập, giá trị của nó chính là root ở trên.
- IP-của-VPS là dãy IP của máy chủ VPS của bạn.
Ví dụ:
Sau khi Enter nó cũng sẽ hỏi là bạn muốn thêm fingerprint của VPS này vào máy hay không, gõ yes và Enter để đồng ý, sau đó nhập mật khẩu là xong.
Nếu bạn sử dụng VPS tại DigitalOcean thì lần đầu tiên đăng nhập vào VPS nó sẽ yêu cầu bạn đổi mật khẩu root. Hãy gõ mật khẩu root hiện tại vào rồi Enter, sau đó gõ mật khẩu mới rồi Enter và gõ lại lần nữa và Enter.
Trong đó, chữ root bên lề bên tay trái là tên user mà bạn đang đăng nhập vào, còn chữ vpscanban sau ký tự @ là tên hostname, dấu ngã (~) nghĩa là bạn đang ở thư mục hiện tại của user mà bạn đang đăng nhập (mỗi user đều có một thư mục riêng), và dấu # nghĩa là ký tự phân biệt của từng dòng lệnh.
Ok, hãy thử gõ lệnh ls -al
xem nó có hoạt động bằng cách show toàn bộ danh sách file và thư mục kèm quyền hạn của nó không. Nếu có là thành công.
Lời kết
Trong bài này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua cách đăng nhập vào một VPS thông qua giao thức SSH và chắc chắn sau này nếu bạn có nghe “hãy vào SSH gõ lệnh…” hoặc “gõ lệnh sau vào VPS” thì cứ biết là sẽ đăng nhập vào SSH như bài này và gõ lệnh.
Ở bài tiếp theo, mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm việc với file, thư mục, chuyển thư mục bằng Linux Command Line cơ bản để bạn có thể chủ động trong việc quản lý các tập tin trên VPS.
VPS căn bản [Phần 2] – Đăng nhập vào VPS
Serie Học sử dụng VPS cơ bản
—oOo—
WordPress FAQ » Học WordPress >> Máy chủ – VPS
WordPress FAQ | Hoc WordPress | Su dung WordPress | Lap trinh WordPress | Plugin WordPress | Thuat ngu WordPress | Theme WordPress | Lap trinh Themes | Lap trinh plugin | WordPress API | may chu | vps