Danh sách Theme Framework miễn phí tốt nhất cập nhật thường xuyên,những framework tốt nhất giúp bạn dễ dàng tạo ra các child theme theo ý mình
MỤC LỤC
Cách đây không lâu mình có giới thiệu một framework theme miễn phí tên là Thematic dùng để thay thế Genesis Framework nếu bạn không có đủ điều kiện sử dụng hay không thích dùng “chui”.
Nhưng ngoài Thematic ra thì còn những framework nào nữa? Ah, nếu lựa chọn trả phí thì có rất là nhiều framework như Thesis, Genesis, Headway, Pagelines,….Nhưng miễn phí thì chắc không phải ai cũng nghĩ tới.
Vậy thì ở bài này mình sẽ giới thiệu chi tiết nhất danh sách các framework theme miễn phí mà bạn có thể sử dụng cho WordPress. Cũng phải nói lại rằng, bạn cần phân biệt rõ thế nào là Framework Theme và thế nào là Starter Theme, tránh nhầm lẫn nhé.
Các starter theme đã giới thiệu:
- Danh sách các starter theme sử dụng Foundation.
- Danh sách các starter theme sử dụng Boostrap.
Gantry Framework
Là một trong những CMS Framework miễn phí có rất nhiều tùy chọn bậc nhất hiện nay, đặc biệt phục vụ cho những ai không chuyên code.
Điểm mạnh của Gantry Framework là nó cung cấp cho bạn một panel option không thể nào rộng hơn để bạn thỏa sức tùy chỉnh tất cả những gì bên trong giao diện theo sở thích của bạn.
Hơn thế nữa, nó còn hỗ trợ bạn hơn 18+ sidebar khác nhau để bạn chèn bất cứ cái gì vào website mà không cần đụng chạm tới code.
Nếu bạn muốn có một giao diện hỗ trợ Responsive chuẩn thì Gantry cũng phục vụ bạn làm điều đó vì nó hỗ trợ sẵn giao diện Responsive từ phiên bản 4 trở đi.
Tóm lại, đây là một framework miễn phí mà bạn nên ít nhất 1 lần xem qua.
Ai nên dùng Gantry Framework?
Dành cho ai có thời gian tìm hiểu, biết sơ sơ về CSS và thích tùy chỉnh giao diện dựa trên panel option.
Cherry Framework
Nếu bạn cần tìm một framework có hỗ trợ custom post type cùng một số tính năng khác có thể giúp bạn làm một website doanh nghiệp hay portfolio thì Cherry Framework có thể là bạn đồng hành.
Đây là một framework mới ra mắt cách đây không lâu và nó hỗ trợ khá nhiều tính năng như tùy chọn màu sắc,shortcode, tạo trang portfolio, slide ảnh,….giúp bạn có thể tự làm một theme nhanh chóng cho bạn hoặc khách hàng vì nó hỗ trợ tạo child theme hoặc backup/restore các thiết lập.
Tham khảo thêm: CherryFramework Review by WPLift
Ai nên dùng Cherry Framework?
Cho người không chuyên code, muốn tạo trang giới thiệu doanh nghiệp theo ý mình và có thời gian tìm hiểu các tùy chọn trong panel vì panel option khá lớn.
PressWork
PressWork là một framework miễn phí duy nhất hỗ trợ Drag & Drop sau khi PageLines tiến hành thương mại hóa hoàn toàn. Cách sử dụng nó cũng rất đơn giản chứ không có dùng panel rườm rà như hai ông cố nội Gantry và Cherry, chỉ việc kéo và thả những phần mà bạn muốn hoán đổi vị trí và dùng panel tùy chỉnh đơn giản tích hợp bên ngoài để sửa lại các thông số.
Ngoài ra nó cũng có một tùy chọn trả phí giá là $20 nếu bạn muốn tích hợp thêm một số tùy chọn khác nâng cao hơn tên là BriefCase, nhìn chung cái giá này chấp nhận được.
Ai nên dùng PressWork?
Dành cho ai không biết code, cần tạo một giao diện blog đơn giản và dễ tùy biến các thành phần khác.
500Framework
Bạn đang có một ý tưởng làm một trang quyên góp từ thiện mà không biết nên bắt đầu như thế nào? Vậy thì hãy xem qua 500 Framework ngay vì đó là framework miễn phí chuyên phục vụ cho các dự án quyên góp.
Không chỉ có tính năng quyên góp khá hay mà nó còn tích hợp Responsive, FontAwesome và những tùy chọn có ích khác để bạn dễ dàng sử dụng và tùy chỉnh theme này.
Ai nên dùng 500 Framework?
Chỉ dành cho những ai có nhu cầu làm website quyên góp.
Roots
Nếu bạn thích làm việc với code và đang tìm một sự lựa chọn khác ngoài Thematic thì có thể thử qua Roots. Không giống Thematic, Roots đã được tích hợp sẵn khá nhiều CSS mà cụ thể là Boostrap Framework nên nó sẽ rất có ích nếu bạn thích Boostrap.
Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ tính năng rewrite URL bằng .htaccess khá hay giúp bạn giấu đường dẫn đến thư mục chứa plugin, theme để người khác khó có thể phát hiện ra là bạn đang sử dụng WordPress.
Ai nên dùng Roots?
Dành cho người có kiến thức về CSS, PHP.
Hybrid Core
Trước hết mình xin nhấn mạnh rằng Hybrid Core không phải là một theme đâu nhé, mà nó là một cái lõi để bạn tích hợp vào theme của bạn mà thôi.
Và cái lõi này sẽ bao gồm rất nhiều tính năng hỗ trợ quan trọng và độc đáo như tạo Dropdown Menu, sử dụng template cho Post, Pagination cùng nhiều function rất có ích. Đó là lý do tại sao rất nhiều WordPress Developer đánh giá rất cao Hybrid Core về mức độ hữu dụng của nó.
Nếu bạn không có khả năng tích hợp Hybrid Core vào theme của bạn thì có một cách nhanh nhất là sử dụng các theme có sử dụng Hybrid Core mà bạn có thể tải tại đây.
Mặc dù vậy, muốn xem được tài liệu hướng dẫn của nó bạn phải trả phí là $29/năm.
Ai nên dùng Hybrid Core?
Là lập trình viên muốn tìm một cách nhanh nhất để thêm các tính năng quan trọng vào theme của riêng mình.
StartBox
Nhưng về phần Theme Option của nó thì sẽ có phần đồ sộ hơn và bạn có thể tùy chỉnh số cột giao diện tùy theo mỗi trang.
Ai nên dùng StartBox?
Dành cho người có kiến thức làm việc với WordPress Framework và sử dụng thành thạo các Plugin APIs để tùy biến child theme.
Runway
Vì sao mình lại thêm chữ Winner? Đơn giản là vì nó là framework mới ra đời cách đây không lâu và hỗ trợ rất nhiều tính năng quan trọng để bạn tự làm một child theme dựa trên nó.
Thứ nhất là nó có hỗ trợ bạn tự tạo child theme nhanh chóng thông qua theme option khi cài framework này vào.
Thứ hai là nó hỗ trợ một thư viện extensions được cập nhật liên tục để bạn cài vào.
Thứ ba là hỗ trợ chế độ Develop Info để hiển thị các code gọi từng thiết lập để bạn có thể đưa ra ngoài trang chủ.
Và cuối cùng là cho phép bạn tạo Theme Option nhanh chóng chỉ vài cú click, very nice!
Cũng cần nhắc thêm là trong đây có một tính năng quản lý child theme rất độc đáo, bạn có thể đóng gói và tải về để chia sẻ cho người khác sử dụng một cách nhanh chóng nhất thông qua tính năng Package & Download.
Có quá nhiều tính năng tuyệt vời phải không nào? Chắc chắn mình sẽ đề cập nhiều tới theme này.
Ai nên dùng Runway?
Dành cho các coder có kinh nghiệm làm việc với các theme framework và biết cách sử dụng các hàm gọi thông tin ra để làm theme options. Cũng khuyến khích dùng cho các dịch vụ để tạo theme cho khách hàng.
Make by The Theme Foundry
Ai nên dùng Make?
Những người dùng WordPress phổ thông muốn tự tùy biến theme đơn giản. Và các developer cần tìm một theme có sẵn cấu trúc, giao diện Responsive để phát triển thêm.
Kết bài
Trong bài mình đã giới thiệu qua các theme framework miễn phí mà mình cho rằng bạn có thể còn sử dụng được ở thời điểm hiện tại.
Mình sẽ liên tục cập nhật danh sách này nếu có một theme nào đó thay đổi hoặc ra mắt để bạn có thể dễ dàng lựa chọn.
Lời khuyên của mình khi sử dụng Theme Framework đó là hãy chọn ra một framework mà bạn thích nhất, sau đó tập trung vào một cái sẽ hay hơn là bạn thử cùng lúc nhiều cái vì mỗi framework bạn sẽ có một quy trình và phong cách làm việc khác nhau.
Các bài viết liên quan:
- Ngắm nhìn Twenty Fifteen
- Trải nghiệm độc đáo tại EngineThemes
- Sự khác nhau giữa Starter Theme và Framework Theme
- 15 điều chú ý trước khi thay đổi Theme WordPress
WordPress FAQ > Sử dụng WordPress > Hướng dẫn sử dụng Themes > Theme WordPress
WordPress FAQ | Hoc WordPress | Su dung WordPress | Lap trinh WordPress | Plugin WordPress | Thuat ngu WordPress | Theme WordPress | Huong dan su dung WordPress | theme wordpress đẹp | Huong dan su dung Themes