Starter Theme: Tùy chỉnh giao diện nâng cao

Starter Theme: Tùy chỉnh giao diện nâng cao

Phần 3 của serie thiết kế theme WordPress với Starter Theme HTML5Blank: Hướng dẫn tùy chỉnh giao diện nâng cao.

Trong bài viết trước, Sáu đã hướng dẫn cho bạn cách chỉnh sửa và hoàn thiện giao diện HTML5 Blank cơ bản nhất. Trong bài viết này Sáu sẽ thảo luận với bạn phần cài đặt nâng cao cho giao diện.

1. Xử lý menu chính

Menu chính sẽ chứa thông tin các trang hoặc chuyên mục quan trọng nhất, trong bài viết những yếu tố tạo nên sự thành công khi làm SEO với WordPress thì Sáu cũng đã nêu khái niệm cũng như cách bố trí giữa chuyên mục, bài viết và trang như thế nào cho hợp lý. Đối với các tag thì bạn không nên để vào menu này.

Bây giờ bạn mở tập tin header.php lên, sau đó tìm kiếm tới đoạn này:

Đây là đoạn code hiển thị menu của giao diện đã được build sẵn. Bạn cắt đoạn code trên và cho ra ngoài thẻ div với class là wrapper, và vị trí là nằm phía trước wrapper nhé bạn, mục đích của việc này là đưa menu lên trên cùng và cho nó rộng toàn màn hình:

Bây giờ thì menu đã nằm lên trên cùng của trang, tuy nhiên nó chưa được canh giữa cho đều với nội dung bên dưới, bạn tiếp tục mở phần code chỗ lúc nãy lên và thêm vào một thẻ div với class là page-width:

Sau khi hoàn thành xong thì nhớ lưu lại, nhưng menu của bạn vẫn chưa thật sự nằm ra giữa, không phải lo gì hết, tiếp tục mở tập tin custom-style.css trong thư mục con của bạn lên và tìm tới lớp .wrapper:

Sửa đoạn css ở trên thành đoạn như bên dưới, thêm lớp .page-width vào chung với lớp .wrapper để có cùng độ rộng của trang.

Vẫn chưa thật sự có tác dụng, menu của bạn vẫn chưa được canh giữa, đó là vì bạn còn thiếu thuộc tính margin cho khung này, tiếp tục thêm dòng css sau vào dưới mục vừa sửa bên trên:

Dòng css trên nghĩa là bạn sẽ canh cho khung page-width cách phía trên với phía dưới là 0, đối với 2 bên trái và phải sẽ canh tự động, và khung của bạn sẽ nằm ngay ở giữa màn hình thẳng hàng với các mục bên dưới sau khi bạn nhấn f5 để tải lại trang.

Đưa menu lên trên cùng và canh giữa màn hình
Ảnh. Đưa menu lên trên cùng và canh giữa màn hình

Tiếp tục, bây giờ bạn đăng nhập vào bảng điều khiển và ghé vào mục quản lý Menus của giao diện tại Dashboard -> Appearance -> Menus

Bạn tạo một menu với tên là Top Menu và kéo một vài trang hoặc chuyên mục vào đấy, và làm cho menu phân thành 2 cấp như hình mình minh họa bên dưới nhé.

Tạo menu 2 cấp cho WordPress
Tạo menu 2 cấp cho WordPress

Sau khi tạo menu và lưu lại thì bạn sẽ thấy sự thay đổi khá nhiều, hiển thị không còn đẹp như lúc đầu nữa. Bây giờ bạn tìm trong tập tin custom-style.css dòng code sau:

Thay nguyên đoạn code css sau:

Thay đoạn code css trên thành như bên dưới:

Vậy là bạn đã hoàn thành xong việc tạo menu 2 cấp cho WordPress, cũng tương tự như trên bạn có thể tùy biến để tạo ra menu 3 cấp hoặc nhiều hơn thế, tuy nhiên Sáu không khuyến khích bạn làm như vậy, nên để menu ở con số 2 cấp là được rồi, đừng lên cấp 3 hay cấp 4 làm gì :).

2. Tùy biến hiển thị xem bài viết

Đầu tiên bạn mở tập tin index.php của giao diện lên và xóa đi dòng bên dưới:

Dòng này thật sự không cần thiết đối với một số bạn, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy nên để lại thì khỏi cần xóa nhé. Tiếp tục, mở lại tập tin custom-style.css lên và sửa đoạn code sau:

Thành dòng code như bên dưới để hiện thị lại tiêu đề khi bạn vào xem bài viết hoặc trang.

Bây giờ thì bạn đã xem được tiêu đề của bài viết rồi, nhưng mà bạn có thể tùy chỉnh thêm 1 chút để trang bài viết của bạn được bắt mắt hơn bằng cách thêm vào khung giới thiệu tác giả ngay bên dưới bài viết. Bạn mở tập tin single.php lên và tìm tới dòng:

Thêm vào bên dưới dòng đó đoạn code sau để lấy thông tin tác giả của bài viết:


 

Bây giờ thì bạn lại mở tập tin custom-style.css lên và cho vào những dòng định dạng sau:

Kết quả bạn sẽ có một box có thông tin về tác giả bài viết như hình bên dưới.

Box tác giả cho bài viết
Ảnh. Box tác giả cho bài viết

Chú ý, trong box có vài thông tin liên quan tới tài khoản mạng xã hội, nếu như blog của bạn không có những thông tin này trong tài khoản người dùng thì đường link sẽ không được hiển thị.

Bạn tiếp tục thêm vào tập tin custom-style.css những dòng code sau để định dạng cho khung bình luận và nội dung bình luận:


 

3. Định dạng sidebar và những thẻ HTML mặc định

Phần này thì bạn không cần phải chỉnh sửa gì nhiều trong code của giao diện, chủ yếu là thêm vào 1 số định dạng css để sidebar của bạn hiển thị được gọn hơn. Bạn mở tập tin custom-style.css lên và thêm vào những dòng css sau:

Phần cuối cùng mình muốn gửi đến các bạn trong bài viết này là định dạng css cho các thẻ HTML hay dùng trên blog. Điều này rất quan trọng nhé bạn, nên rà soát lại mọi thứ cho nó chuẩn trước khi đưa giao diện vào sử dụng. Bạn thêm vào đầu tập tin custom-style.css những dòng sau để định dạng cho các thẻ HTML còn lại mà từ đầu serie tới giờ bạn chưa làm.

Giao diện WordPress với HTML5 Blank
Ảnh. Giao diện WordPress với HTML5 Blank

Tóm lại

Vậy là bạn đã hoàn thành xong phần 3 của serie hướng dẫn viết giao diện WordPress với Start Theme, qua bài viết này thì bạn đã có được 1 giao diện khá đơn giản nhưng không kém phần đẹp mắt, bạn cũng có thể tải tập tin Sáu đính kèm bên dưới về để tiện cho việc học tập.

Tải giao diện: html5blank_part3.zip

Trong bài viết kế tiếp mình sẽ kèm theo một video hướng dẫn để các bạn tiện bề theo dõi và học tập, nội dung của bài viết tới sẽ là hoàn tất giao diện và tạo phần cài đặt cho giao diện. Nhớ đón xem bạn nhé.

Các bài viết liên quan:

 

WordPress FAQ  » Sử dụng WordPress > Hướng dẫn Starter Themes


 WordPress FAQ   |   Hoc WordPress   |   Su dung WordPress   |   Lap trinh WordPress |   Plugin WordPress  |  Thuat ngu WordPress    |  Theme WordPress  |  Huong dan su dung WordPress | Huong dan Starter Theme

Ảnh. Starter Theme: Tùy chỉnh giao diện nâng cao
Ảnh. Starter Theme: Tùy chỉnh giao diện nâng cao

Chia sẻ bài viết

Bình luận