Centminod & WordPress [Phần 6] – Chuyển website cũ về VPS

Centminod & WordPress [Phần 6] – Chuyển website cũ về VPS

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách di chuyển website khác về VPS đang sử dụng Centminmod với tình huống hay gặp nhất.

Trong thời gian qua mình nhận được phản hồi rằng khi dùng Centminmod nó không có bảng điều khiển nên hơi khó khăn trong việc di chuyển website từ host khác về VPS sử dụng Centminmod. Thực tế chỉ ra rằng nếu bạn thật sự biết cách làm thì việc di chuyển website bằng các dòng lệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều mà không cần sử dụng bất cứ plugin hỗ trợ backup nào.

Bạn đang thắc mắc không biết làm sao? Hãy để mình hướng dẫn bạn cách di chuyển một website khác về VPS đang sử dụng Centminmod với 2 tình huống thường gặp nhất.

Trước khi tiến hành chuyển host, hãy tắt hết các plugin hỗ trợ cache như WP Super Cache, W3 Total Cache và iThemes Security nếu có cài đặt.

Dành cho bạn nào muốn nhanh

Nếu dữ liệu của bạn không quá lớn (ít hơn 200MB) thì có thể sử dụng các plugin hỗ trợ backup & restore dữ liệu như Duplicator, BackupBuddy hoặc mình khuyến khích sử dụng dịch vụ BlogVault để backup và di chuyển dữ liệu sang server mới với 1 cú click.

Bước 1. Thêm domain vào Centminmod

Truy cập vào thư mục /usr/local/src/centmin-v1.2.3mod  và chạy file centmin.sh với cặp lệnh sau:

Làm lại theo hướng dẫn bài này.

Lưu ý: Chỉ add domain vào, không được trỏ IP về VPS mới cho đến khi di chuyển file hoàn tất.

Bước 2. Tạo database ở server mới

Gõ lệnh sau ở server mới để đăng nhập vào MySQL và tạo database.

Kế đến là gõ lệnh tạo database, database user và cấp quyền cho nó. Ở dưới là từng đoạn lệnh để tạo, các dòng có dấu Query OK là bạn không cần viết. Mình sẽ tạo một database với thông tin như sau:

  • Database Host: localhost
  • Database User: dbuser
  • Database Name: dbname
  • Database Password: 123456

Bước 3. Tải dữ liệu cũ về VPS

Trường hợp 1: Chuyển dữ liệu từ host sử dụng cPanel

Hầu hết các dịch vụ cung cấp host hiện tại đều sử dụng cPanel nên mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách di dời toàn bộ dữ liệu của website WordPress sang VPS một cách nhanh nhất có thể.

Bước 1. Nén lại tất cả tập tin của website trên host

Bạn vào cPanel -> File Manager rồi truy cập vào thư mục gốc của website mà bạn cần di chuyển (ví dụ: /public_html). Sau đó ấn nút Select All để chọn toàn bộ file và thư mục.

migratefromcpanel-selectall

Và nhấn nút Compress, sau đó đặt tên file bất kỳ mà bạn có thể nhớ được.

migratefromcpanel-selectall

Chọn loại tập tin nén là ZIP Archive và đặt tên file sao cũng được, miễn là bạn nhớ nó. Cuối cùng là ấn nút Compress File(s) để nó nén lại.

migratefromcpanel-zip

Đợi tầm một xíu, lâu hay chậm là tùy thuộc dung lượng của website bạn. Khi nén xong nó sẽ xuất hiện bảng thông báo như thế này:

migratefromcpanel-compressfinished

Bây giờ vào VPS của bạn và tiến hành truy câpvào thư mục public của domain bạn đã thêm vào Centminmod. Nhớ thay tên domain lại nhé.

Và tải file mà bạn vừa zip ở cPanel về với lệnh wget như sau:

Bạn nhớ thay đường dẫn thành địa chỉ domain của bạn và tên file mà bạn vừa nén. Lưu ý là cái file.zip phải được đặt ở thư mục public_html thì mới có thể tải về được.

migratefromcpanel-wget

Khi chạy lệnh wget xong bạn hãy đợi nó tải file về VPS cho xong. Yên tâm đi là ở VPS nó tải file nhanh lắm.

Sau khi tải xong, hãy gõ tiếp lệnh unzip để giải nén file .zip mà mình vừa tải về VPS.

Kế tiếp là cấp quyền thư mục này cho user nginx để bạn có thể upload ảnh, cài plugin mà không cần CHMOD.

Gõ lệnh ls xem đã có files và thư mục vừa tải về chưa nhé.

migratefromcpanel-ls

Bây giờ bạn gõ lại lệnh cd và Enter để trỏ về thư mục /root trên VPS.

Bước 2. Di chuyển database từ host cũ sang VPS mới

Tiếp tục quay lại cPanel của host cũ -> PhpMyAdmin -> Export và tải file .sql của database cũ về máy.

migratefromcpanel-exportsql

Tải xong, bạn dùng phần mềm WinSCP để truy cập vào VPS mới thông qua giao thức sFTP với thông tin đăng nhập giống như bạn vào SSH. Nếu nó có hỏi cái gì thì cứ chọn Yes.

migratefromcpanel-loginwinscp

Ngay tại thư mục /root, bạn upload file .sql mà bạn vừa tải về lên đó.

migratefromcpanel-uploadtoroot

Bây giờ vào lại VPS, gõ lệnh cd để chắc chắn bạn đã trở về thư mục /root và gõ lệnh ls xem có file .sql vừa upload lên chưa. Nếu có rồi thì thành công.

Bây giờ bạn có thể làm tiếp bước khôi phục database trên VPS.

Trường hợp 2: Chuyển file từ một VPS

Đối với bạn cần chuyển dữ liệu từ một VPS khác về thì tốt nhất hãy dùng các đoạn lệnh để làm nhanh gọn hơn.

Bước 1. Nén lại tất cả tập tin của website trên VPS cũ

Đầu tiên là bạn cd vào thư mục public của domain trên VPS mới:

Sau đó tiến hành sử dụng rsync để chuyển file từ server cũ sang server mới.

Trong đó:

  • 123.456.789 là IP của server cũ
  • /home/example.com/public_html/: là đường dẫn tới thư mục chứa website trên server cũ.

Bạn nhớ thay lại 2 thông tin này cho chính xác

Sau khi Enter, nó sẽ hỏi bạn là:

yes và Enter. Kế tiếp là gõ mật khẩu của server cũ và Enter. Sau khi gõ mật khẩu xong, nó sẽ tiến hành copy toàn bộ file từ server cũ sang server mới với tốc độ nhanh nhất có thể.

Khi nào nó hiện ra thông báo này là thành công:

Để kiểm tra, cứ gõ lệnh ls ra xem đã có file chưa. Nếu có rồi thì thành công.

Bước 2. Di chuyển database từ VPS cũ sang VPS mới

Bạn vào lại server cũ, tiến hành backup database của website với lệnh sau (vẫn phải cd vào thư mục chứa website ở server cũ):

Lệnh trên nghĩa là nó sẽ xuất dữ liệu trong database tên là data_name ra một file tên là data.sql. Đầy đủ là như sau:

  • data_user: tên user của database
  • data_name: tên của database
  • 123456: mật khẩu của database

Các thông tin này bạn có thể mở file wp-config.php ở server cũ ra mà xem.

Backup xong bạn nhớ gõ lệnh ls kiểm tra xem thư mục chứa web của bạn đã có file data.sql chưa.

Cuối cùng là lôi file này về VPS mới, bạn hãy gõ cd để trở về thư mục /root ở VPS mới và tải file data.sql từ server cũ về.

Xong, vẫn phải nên gõ ls xem file data.sql đã có ở server mới chưa.

Bây giờ bạn có thể làm tiếp bước khôi phục database trên VPS.

Bước 4. Khôi phục database trên VPS

Để khôi phục, tốt nhất bạn nên cd về thư mục đang chứa file .sql mà như bài này là mình đều lưu file .sql ở thư mục /root. Do đó bạn cần gõ cd để nó đưa về thư mục này.

Bạn nên kiểm tra xem tên file .sql là gì bằng lệnh ls. Kiểm tra xong rồi, bạn dùng lệnh sau để nó đưa dữ liệu từ file .sql vào database trên server mới.

Trong đó:

  • dbuser: tên user của database mà bạn đã tạo ở bước 2
  • dbname: tên của database mà bạn đã tạo ở bước 2
  • 123456: mật khẩu của database mà bạn đã tạo ở bước 2
  • thichw5_blogtw.sql: tên file .sql mà bạn đã làm ở bước 3

Enter 1 cái là xong.

Để kiểm tra xem database ở server mới có dữ liệu chưa, bạn truy cập vào MySQL với lệnh.

Sau đó gõ lệnh USE dbname;SHOW tables; như ở dưới.

Nếu nó hiển thị các tables ra như trên thì thành công.

exit; để thoát ra khỏi MySQL.

Bước 5. Cập nhật thông tin database ở file wp-config.php

Bước này chắc bạn làm nhiều lần rồi nhỉ, hãy mở file wp-config.php trên server mới ở thư mục public ra và đổi các thông tin database như ở dưới:

Lưu lại và hoàn tất.

Bước 6. Trỏ domain về VPS mới

Bước này thì chắc bạn đã biết rồi, đó là vào lại phần quản lý DNS của domain và sửa IP của domain thành IP của server VPS mới. Do mỗi người quản lý các record DNS mỗi kiểu khác nhau nên mình không hướng dẫn thêm.

Lời kết

Bài này có vẻ hơi dài nhưng đây cũng là một vấn đề quan trọng nhất khi sử dụng VPS để bạn có thể tự làm với các dòng lệnh mà không phụ thuộc vào các plugin bởi vì đôi khi dữ liệu của bạn lớn quá, các plugin sẽ không thể sao lưu lại toàn bộ dữ liệu của bạn được nên đây là cách tối ưu nhất.

Ở bài này mình đã cố gắng giải thích chi tiết nhất có thể, nhưng nếu bạn không hiểu chỗ nào hay bị kẹt ở phần nào thì hãy comment để mình hướng dẫn thêm.

Centminod & WordPress [Phần 6] – Chuyển website cũ về VPS

Centminod & WordPress [Phần 6] – Chuyển website cũ về VPS

( Serie Centminmod & WordPress )


WordPress FAQ  »  Học WordPress  »  Hosting  »  Máy Chủ


 WordPress FAQ   |   Hoc WordPress   |   Su dung WordPress   |   Lap trinh WordPress |   Plugin WordPress  |  Thuat ngu WordPress   |  Theme WordPress  |  Lap trinh Themes  |  Lap trinh plugin  |  WordPress API  |  Hosting   |  May chu

Chia sẻ bài viết

Bình luận